Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện, giảm ô nhiễm môi trường


Thiếu điện cần phải tiết kiệm điện, đó là vấn đề không phải riêng của một số quốc gia nào. Điện chiếu sáng thông thường chiếm cỡ 20% điện lượng tiêu thụ của mỗi nước, một tỷ lệ rất đáng kể.
Vì vậy để tiết kiệm điện, nước nào cũng nghĩ đến cách tiết kiệm điện chiếu sáng. Nhưng tiết kiệm bằng cách cắt điện, giảm điện chiếu sáng dưới mức cần thiết thì ít nước làm vì ảnh hưởng đến xã hội, giao thông, an ninh, giáo dục.... Hướng quan trọng để tiết kiệm điện chiếu sáng là sử dụng những kỹ thuật chiếu sáng mới, năng lượng điện tiêu thụ ít hơn nhiều nhưng kết quả chiếu sáng không giảm, có khi còn tốt hơn. Kỹ thuật chiếu sáng mới nhất, tiết kiệm nhất nhưng lại có hiệu quả cao nhất là kỹ thuật chiếu sáng bằng chất rắn (SSL - Solid State Lighting) hay nói  cách khác là chiếu sáng bằng LED (LED: Light emiting diode - điôt phát sáng).
Trước khi nói rõ hơn việc chiếu sáng bằng LED là gì, dựa trên cơ sở nào, tiết kiệm ra sao và các nước trên thế giới đang triển khai như thế nào, ta xét một vài số liệu để có ấn tượng về lợi ích chiếu sáng bằng LED.
Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo rằng nếu 50% việc chiếu sáng ở Mỹ hiện nay được thay thế bằng cách chiếu sáng bằng LED, nước Mỹ vẫn được chiếu sáng như vậy nhưng bớt đi được 41 GW điện (GW: gigawatt - nghìn tỷ watt). Một nhà máy điện cỡ trung bình có công suất cỡ 1GW, vì vậy chỉ thay thế 50% cách chiếu sáng hiện nay bằng cách chiếu sáng dùng LED, nước Mỹ có thể giảm đi 41 nhà máy điện. Bỏ đi 41 nhà máy điện, ngoài lợi ích kinh tế, còn đỡ thải ra môi trường một lượng đáng kể khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Có thể hình dung lượng khí CO­2 thải ra làm tổn hại môi trường qua số liệu lấy từ báo cáo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA năm 2006: để có điện thắp sáng như hiện nay trên toàn thế giới mỗi năm phải thải ra 1900 nghìn tỷ tấn khí CO2, ba lần lớn hơn lượng khí CO2 do máy bay trên toàn thế giới thải ra, bằng 70% lượng khí CO2 do tòan bộ xe ô tô thải ra trong 1 năm.
Tóm lại, có thể không giảm yêu cầu chiếu sáng mà chỉ thay đổi cách chiếu sáng nhờ dùng đèn LED điện năng tiêu thụ giảm đáng kể, lượng khí CO2 làm ô nhiễm môi trường cũng giảm đáng kể. Để dễ thấy ưu việt của cách chiếu sáng bằng LED, ta hãy xét các cách chiếu sáng dùng điện phổ biến hiện nay.


II. Các loại đèn chiếu sáng đang dùng hiện nay.
1. Đèn sợi đốt
 Loại đèn này ra đời đã gần 200 năm. Trong bóng thủy tinh đã hút chân không có sợi dây vonfram rất mảnh, thường gọi là sợi tóc. Khi có dòng điện chạy qua, sợi tóc nóng lên đến gần 30000C, phát sáng.
Loại đèn này dễ chế tạo, giá rẻ điện áp có thấp thì chỉ bớt sáng. Nhưng hơn 95% năng lượng điện tiêu thụ là để tỏa ra nhiệt,  phần biến ra ánh sáng nhìn thấy chưa đầy 5 phần trăm.
Khi nóng, vonfram bị bốc hơi, nhỏ đi điện trở tăng lên, lại càng nóng hơn và dễ dẫn đến đứt. Tuổi thọ đèn này cỡ 1000 giờ.
2. Đèn halogen
 Loại đèn này thực chất là đèn sợt đốt nhưng làm bằng thủy tinh chịu nhiệt hay thạch anh trong có khí thuộc họ halogen. Khi dây vônfram bị đốt nóng bay hơi, hơi vônfram lại quay lại bám vào dây, chỗ nào dây nhỏ, nóng thì hơi vônfram lại bám vào nhiều hơn. Nhờ đó bóng có thể làm nhỏ và dây tóc làm việc ở nhiệt độ cao, ánh sáng phát ra mạnh, có khi đến 9% năng lượng điện tiêu thụ biến ra ánh sáng. Tuổi thọ của đèn có thể đến 2000 giờ.
Một bóng đèn halogen 60W có độ sáng tương đương với bóng đèn sợi đốt thường 100W. Bóng thường được dùng ở đèn trước của ôtô, đèn chiếu ...
Bóng đèn rất nóng, cấu tạo phức tạp, vật liệu cao cấp hơn so với bóng đèn sợi đốt thường, giá thành cao.
3. Đèn hơi natri
 Là loại đèn phát sáng nhờ hiện tượng phóng điện trong chất khí. Có hai loại: đèn áp suất thấp và đèn áp suất cao.
- Đèn hơi natri áp suất thấp (đèn thấp áp)
Gồm bóng thủy tinh ở bên ngoài, mặt trong của bóng thủy tinh này có phủ một lớp oxyt inđi. Lớp này ngăn cản làm cho tia hồng ngoại (nhiệt) phản xạ lại còn ánh sáng nhìn thấy thì xuyên qua dễ dàng. Bên trong bóng thủy tinh có một ống hình chữ U có hai điện cực và nạp khí trơ như neon, argom và một ít natri. Tạo điện khí kích thích cho hỗn hợp khí trong ống chữ U phóng điện ban đầu chỉ phát ra ánh sáng màu hồng, hỗn hợp khí hơi bị nóng lên làm cho natri biến thành hơi natri. Hơi natri này bị phóng điện kích thích phát ra ánh sáng màu vàng. Nhờ lớp oxyt inđi nên nhiệt không tỏa ra ngoài mà quay lại làm cho hơi natri dễ phát sáng hơn. Nhờ đó đèn natri có độ phát sáng cao tuổi thọ đến 18.000 giờ.
Đèn natri cho ánh sáng màu vàng thích hợp cho việc làm đèn đường chiếu sáng công cộng, vì màu vàng là màu mắt nhạy cảm nhất.
- Đèn hơi natri áp suất cao (đèn cao áp)
Đèn gồm có ống thạch anh nhỏ, có hai điện cực ở hai đầu, bên trong có hỗn hợp thủy ngân và natri. Khi tạo ra phóng điện giữa hai cực, nhiệt độ trong ống tăng lên dần làm cho điện trở của ống khí giữa hai cực giảm, dòng điện qua ống lại tăng, nhiệt độ trong ống lại tăng thêm nữa. Nhờ bố trí chấn lưu nên dòng điện trong ống chỉ tăng đến một mức giới hạn đủ để áp suất hơi trong ống khá cao, ánh sáng phát ra khá mạnh. Sự phóng điện của hỗn hợp thủy ngân và natri ở áp suất cao cho ra ánh sáng vàng xanh thích hợp cho chiếu sáng quãng trường, đường xá ở thành phố.
Đèn cao áp có cấu tạo phức tạp, giá tiền cao nhưng rất sáng và tuổi thọ bền, cỡ 20.000 giờ.
4. Đèn huỳnh quang
 Đèn bắt đầu được dùng từ những năm 1940.Thường gọi là đèn ống vì có cấu tạo là một ống thủy tinh hàn kín, hai đầu có điện cực và trong ống có khí trơ neon và vài giọt thủy ngân. Bên trong thành ống thủy tinh có phủ một lớp mỏng bột chất huỳnh quang. Nhờ hai bộ phận bên ngòai là tắcte và chấn lưu, có thể mồi cho ống khí neon phóng điện kéo theo thủy ngân bay hơi lên, tia tử ngoại phát ra. Tia tử ngoại này kích thích bột huỳnh quang ở thành ống phát ra ánh sáng nhìn thấy. Màu sắc của đèn huỳnh quang phụ thuộc chất lượng của bột huỳnh quang.
Theo cơ chế này nên đèn huỳnh quang rất ít toả nhiệt, khoảng từ 15 - 25% năng lượng điện tiêu thụ được biến thành ánh sáng, tuổi thọ có thể đến 10.000 giờ.
Đèn huỳnh quang có nhược điểm là cồng kềnh, cơ chế mồi cho phóng điện phức tạp, không tăng giảm độ sáng được và tắt mở nhiều lần thì đèn chóng hỏng.
5. Đèn compact
 Về bản chất, đèn compact là đèn huỳnh quang cải tiến. Về hình dạng người ta không làm thành ống dài mà làm gọn lại, hình chữ U hoặc hình xoắn, có đui cài hoặc đui xoáy như ở bóng đèn sợi đốt. Loại mới, phổ biến hiện nay thì tacte và chấn lưu được thay bằng bộ mồi điện tử, gọn nhẹ để gọn vào trong đui đèn. Cải tiến cơ bản ở đèn compact là chất liệu ở lớp huỳnh quanh phủ ở bên trong đui đèn. Không những chất liệu phát sáng cao hơn nhưng lại phủ thành nhiều lớp tận dụng được nhiều hơn tia tử ngoại. Một đèn compăc 11W sáng bằng đèn sợi đốt 60W, tuổi thọ cỡ 10.000 giờ.
Ưu việt của đèn compact rất rõ nên đã hàng chục năm nay trên thế giới đã có phong trào kêu gọi tiết kiệm điện bằng cách dùng đèn compact. Tuy nhiên đèn compact có một số nhược điểm: cần điện thế  cao để mồi cho phóng điện phát sáng, thời gian từ tắt chuyển sang bật sáng lâu, không thích hợp cho việc thay đổi đóng ngắt nhiều lần.
Trong đèn huỳnh quang cũng như đèn compact luôn có thuỷ ngân, tuy ít nhưng là chất dễ bay hơi, rất độc hại, dễ phân tán vào môi trường gây ô nhiễm đường hô hấp. Ở các nước tiên tiến có yêu cầu nhà máy làm đèn huỳnh quang, đèn compact phải thu hồi sản phẩm đèn hỏng để tái chế, chủ yếu là thu lại thuỷ ngân không để phân tán.
Các loại đèn chiếu sáng trình bày ở trên mỗi loại đèn có ưu nhược điểm riêng. Hiểu biết được nguyên lý hoạt động ta dễ dàng phân tích, so sánh phạm vi ứng dụng của từng loại đèn.
Tuy nhiên, có thể nói trong sử dụng đại trà đèn sợi đốt có nhiều nhược điểm nhất và đèn compact có ưu điểm nhất. Chính phủ Úc đã quyết định đến năm 2010 sẽ không dùng bóng đèn sợi đốt để thắp sáng nữa.
Nhưng có phải đèn compact có nhiều ưu điểm nhất hay không? Trong phần tới chúng ta sẽ thấy đèn LED gần đây phát triển có những ưu điểm và không có những nhược điểm của hầu hết các đèn nói trên.
II. Đèn LED, loại đèn chiếu sáng hiện đại nhất

 LED là ghép ba chữa đầu của cụm từ tiếng Anh (Light emiting diode) nghĩa là điôt phát sáng. Phần chủ yếu của LED là một mảnh nhỏ chất bán dẫn có pha tạp chất sao cho trong đó tạo ra được hai miền: Miền p dẫn điện bằng lỗ trống (hạt tải mang điện dương) và miền n dẫn điện bằng điện tử (hạt tải mang điện âm), giữa hai miền là lớp tiếp xúc p - n. Giống như điôt (đèn hai cực chỉnh lưu bán dẫn) dòng điện dễ dàng đi từ miền P sang miền N (đi theo chiều thuận) chứ không đi được theo chiều ngược lại. Khi nối điện đi theo chiều thuận lỗ trống và điện tử bị đẩy theo hai chiều ngược nhau, chúng gặp nhau ở lớp tiếp xúc p - n, tổ hợp lại và phát ra ánh sáng. Tuỳ theo các mức năng lượng ở hai bán dẫn tiếp xúc, ánh sáng phát ra có một màu xác định.
Ban đầu, vào những năm 1960 người ta mới làm được LED hồng ngoại và LED màu đỏ. Dần dần làm được LED màu vàng và màu da cam. Những LED này rất nhỏ gọn, chỉ to bằng hạt đỗ xanh, dùng làm đèn chỉ thị rất tốt vì gọn ít tốn điện, công suất chỉ cỡ 0,01W có hiệu quả như đèn sợi đốt công suất vài trăm lần lớn hơn. Bắt đầu từ những năm 1970 hầu hết đèn màu chỉ thị, báo hiệu ở máy móc thiết bị đều được thay thế bằng đèn LED màu.
Người ta nghĩ rằng nếu có cách nào để có đèn LED phát ra ánh sáng trắng để chiếu sáng thì vô cùng có lợi. Nhưng về nguyên tắc, ánh sáng ở mỗi đèn LED phát ra do sự nhảy từ hai mức năng lượng nhất định ở hai bán dẫn tiếp xúc nhau của đèn LED đó, vì vậy mỗi LED chỉ cho một màu xác định. Không thể tạo ra nhiều mức năng lượng gần nhau để LED đồng thời phát ra nhiều màu tạo thành màu trắng.
Nhưng đến năm 1993 Shuji Nakamura đã chế tạo được đèn LED cho ánh sáng xanh lam rất sáng đã hé mở ra nhiều cách từ LED tạo ra ánh sáng trắng.
Một số cách chủ yếu như sau:
- Dùng ba LED màu đỏ, lục, lam (RGB - red,  green, blue), trộn ba màu lại với nhau, có được ánh sáng trắng.
- Dùng LED màu lam có phủ lớp photpho mỏng. Ánh sáng màu lam do LED phát ra kích thích photpho phát ra hai màu đỏ và lục. Hai màu này cộng với màu lam còn lại sau khi truyền qua lớp photpho cho ra màu trắng vì đó chính là tổ hợp RGB cộng lại.
- Dùng LED phát ra tử ngoại, chiếu vào phôtpho để kích thích phát ra ánh sáng trắng tương tự như ở đèn compact.
- Dùng OLED tức là LED hữu cơ. Vì là chất hữu cơ nên dễ tạo ra trong đó những hạt phát ra ánh sáng lục, ánh sáng đỏ và ánh sáng lam. Tổng hợp ánh sáng phát ra từ ba loại hạt đó cho ra ánh sáng trắng.
Hiện naycách dùng LED màu lam có phủ lớp phôtpho để cho ánh sáng màu lục và màu đỏ cộng lại thành ánh sáng trắng là đơn giản, phổ cập, có hiệu quả hơn cả. Hầu hết LED trắng đang dùng hiện nay là được chế tạo theo cách này. Tuy nhiên nhiều cách chế tạo LED trắng khác đang được đẩy mạnh nghiên cứu nhằm làm cho cách chiếu sáng bằng LED có nhiều ưu việt hơn.
IV. Khả năng và ứng dụng của đèn LED hiện nay
1. Đèn LED màu
Đối với đèn màu, ưu việt nhất của đèn LED là trực tiếp cho được màu mong muốn, không cần lọc, rất tiết kiệm điện. Thí dụ trước đây đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng ở nút giao thông bên trong là một bóng đèn sợi đốt cỡ 140W, bên ngoài là một cái hộp kín có khoét lỗ tròn đặt kính lọc màu. Bây giờ thay bằng cách các đèn LED trực tiếp cho ra màu xanh, màu đỏ, màu vàng công suất chỉ 14W, nghĩa là chỉ bằng 1/10 công suất của đèn sợi đốt. Đèn LED lại dễ dàng bật tắt nhanh, nhiều lần không chậm chạp và mau hỏng như đèn compact.
Các loại đèn hậu, đèn xi nhan của xe ô tô ở Châu Âu hiện nay trên 80% là dùng đèn LED, rất tiết kiệm xăng, hầu như không phải thay đèn, cả đời xe chỉ dùng một đời đèn. Tương tự, trang trí ở các show - room người ta dùng đèn LED màu sắc rực rỡ hơn, rất ít tốn điện hơn và đặc biệt là không nóng.
2. Đèn LED trắng
Hiện nay hiệu suất phát sáng của đèn LED trắng mới xấp xỉ bằng hiệu suất phát sáng ở đèn huỳnh quang compact nhưng có nhiều uư việt nổi bật so với đèn compact.
1. Đèn LED không có sợi đốt nên không lo bị đứt, không có khí bên trong nên không dễ bị suy thoái, không có điện cực phóng điện nên không dễ bị hư hỏng.
2. Tuổi thọ trung bình của đèn LED là 100.000 giờ, mười lần hơn tuổi thọ của đèn compact. Nói chung tuổi thọ 100.000 giờ có nghĩa là nếu dùng đèn 24 giờ một ngày, mỗi tuần dùng 7 ngày thì bóng đèn LED có thể dùng 11 năm mới hỏng.
Đèn chỉ có hai điện cực làm việc với điện thế thấp một chiều cỡ dưới 5V, chỉ cần tạo ra được dòng điện nhỏ chạy qua là thắp sáng được đèn. Do đó sử dụng ít nguy hiểm, dễ dàng sử dụng với những nguồn điện là ăcquy, là điện tái tạo như pin mặt trời, pin nhiệt điện, thủy điện nhỏ, điện gió … Điện áp nếu bị thay đổi ít nhiều thì đèn sáng ít hay sáng nhiều hơn chứ không dễ bị hư hỏng, không làm việc được như đèn compact.
Đây là đèn lý tưởng để chiếu sáng nhờ pin mặt trời
Đèn compact cũng tiết kiệm điện như đèn LED nhưng cồng kềnh dễ vỡ hơn, đặc biệt là khi nguồn điện thấp như ăcquy phải có bộ điện tử phức tạp để nâng cao điện thế mới mồi, tạo ra phóng điện được. Bộ phận này rất hay hỏng nhất là khi điện thế bị sụt xuống.
Các đèn chiếu sáng cầm tay dùng pin hay ăcquy trong mấy năm gần đây đều chuyển sang dùng đèn LED trắng.
Hiện nay, đã bắt đầu phổ biến loại đèn LED trắng “tự trị”. Thí dụ để thắp sáng đường đi vào ban đêm, người ta dùng một tấm nhỏ pin mặt trời, ban ngày lấy điện nạp vào ăcquy hoặc siêu tụ điện ban đêm điện chứa ở ăcquy, ở siêu tụ được dùng để thắp sáng đèn LED trắng. Cách thắp sáng này không cần đến điện lưới, không cần nối với dây điện ngoằn ngoèo từ ngoài đến, ít phải bảo quản kỹ thuật chỉ lo bảo vệ cho khỏi mất.
3. Không như ở cuối thế kỷ XX, sang đến đầu thế kỷ XXI người ta đã chế tạo được đèn LED trắng đủ loại công suất đáp ứng nhiều yêu cầu chiếu sáng: đèn LED trắng để thắp sáng ở gia đình, ở công xưởng, ở đèn trước của xe ôtô, đèn ở đầu tàu hoả, thắp sáng đèn đường… Xét từng bóng đèn LED trắng thì công suất nhỏ nhất cỡ 0,1W; loại lớn nhất cỡ 1W. Để có độ sáng mong muốn, cách đơn giản nhất hiện nay là ghép nhiều bóng LED trắng lại. Thí dụ để thay thế đèn huỳnh quang 40W, có thể ghép 40 đèn LED trắng 1W vẫn tiết kiệm được như cũ nhưng lâu bền hơn gấp 10 lần, tính tất cả các mặt thì chi phí thấp hơn.
Có thể tham khảo vài thông tin gần đây về chiếu sáng bằng LED: Ngày 23 tháng 10 năm 2006 ở Anh đã có thông báo là cung điện Buckingham về mùa đông sẽ được chiếu sáng cả vào ban ngày vì khách du lịch phàn nàn rằng trời nhiều mây u ám, không thắp đèn thì không nhìn thấy cung điện. Nhưng để tiết kiệm, cung điện Buckingham sẽ được chiếu sáng bằng LED.
Trung Quốc đã có kế hoạch chiếu sáng bằng đèn LED cả bên trong lẫn bên ngoài các toà nhà nhân dịp Olympic 2008 và từ đó về sau đẩy mạnh việc chiếu sáng bằng LED thay các cách chiếu sáng khác hiện nay.
Nếu trước đây hơn 10 năm, các nước tiên tiến hô hào tiết kiệm điện chiếu sáng bằng cách dùng đèn compact còn ở nước ta mãi đến vài năm gần đây mới tuyên truyền dùng đèn compact. Hiện nay các nước tiên tiến đang đẩy mạnh kế hoạch chiếu sáng bằng LED và hy vọng đến năm 2020 trên 50% đèn chiếu sáng là LED. Nên chăng các nhà hoạch định chính sách tổ chức nghiên cứu cụ thể lợi hại các mặt để không phải 10 năm nữa mà ngay từ bây giờ đẩy mạnh việc chiếu sáng bằng LED ở nước ta.
 Keylight sưu tầm


KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:       www. keylighting.tk


Ánh sáng và nội thất kiến trúc thiết kế

Cùng với màu sắc, không gian… ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công trình kiến trúc và thiết kế nội thất. Vai trò này của ánh sáng được người ta sử dụng và phát huy như một thủ thuật thu hút tầm mắt con người; đôi lúc nó còn đánh lừa thị giác của ta, tạo ra một môi trường mới lạ. Sự hoà nhịp các yếu tố không gian, màu sắc, ánh sáng… Sẽ tạo nên cảm giác thoải mái cho con người khi bước vào môi trường ấy.

Thay rõ vai trò của ánh sáng, nhà thiết kế đã tạo ra cái tôi của mình thông qua thủ thuật ánh sáng trong các công trình. Không gian nội thất cũng không nằm ngoài lĩnh vực đó. Trước tác động hỗ trợ của ánh sáng, đã tạo ra cho chúng ta một không gian tĩnh lặng, nghiêm túc và đôi lúc lại lãng mạn, nhẹ nhng hay sinh động bất ngờ !

Trong thiết kế nội thất, vấn đề làm đẹp cho một không gian phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài việc những vấn đề khác như màu sắc, và ánh sáng cũng là những vấn đề quyết định thành công về thẩm mỹ của không gian được thiết kế. ánh sáng là một mảng đề tài khá lắt léo vì ánh sáng trong không gian nội thất luôn được sử dụng rất đa dạng tùy thuộc vào chủ nhân của nó (về tuổi tác, tâm lí, cá tính, sở thích…)

Nghệ thuật thiết kế nội thất đòi hỏi người thiết kế phải kết hợp khéo léo ánh sáng với không gian, hình dạng, trang trí điêu khắc và màu sắc nội thất, với tâm sinh lý con người để tạo nên một hiệu quả nghệ thuật hài hoà và ấn tượng. Lời giải của bài toán này hết sức phong phú, đa dạng đầy sáng tạo theo trí tưởng tượng của người thiết kế và không bao giờ là duy nhất. Người thiết kế giỏi phải biến chiếu sáng thành một nghệ thuật không thể tách rời với kiến trúc nội thất. Từ đó đã hình thành khái niệm “Kiến trúc ánh sáng nội thất” như là một khái niệm mới trong kiến trúc hiện đại.

Nhu cầu của cuộc sống ngày một gia tăng song song với sự phát triển kinh tế con người mỗi lúc có một cái nhìn về thẩm mỹ càng cao. Bắt nguồn từ cuộc sống hoang dã con người ngày một tiến hoá đi lên vươn tới một cuộc sông văn minh và hiện đại như ngày hôm nay. Chính vì vậy mà ánh sáng trong không gian nội thất ra đời và ngày một phong phú với nhu cầu của con người.

Ánh sáng và màu sắc là những nhân tố quan trọng trong trang trí. Ánh sáng ngoài tác dụng giúp ta nhìn thấy được vật thể, còn có tác dụng tăng vẻ đẹp của không gian, hình thể đồ vật, tạo ra cho con người có những tâm lí mà đôi khi vật chất không thể tạo ra được. Ánh sáng và màu sắc có quan hệ mật thiết với nhau. Không có ánh sáng sẽ không có màu sắc, ánh sáng thì luôn có màu sắc.

Nếu nguồn sáng lớn và khuếch tán thì bóng mềm dịu và trải rộng. 
Nếu nguồn sáng đều từ mọi phía thì bóng sẽ chồng chất hoà lẫn và triệt tiêu .
Sự tương phản sáng tối có tính chất nhấn mạnh và bi thảm hoá không gian.
Ánh sáng chiếu ở độ cao thấp có tính chất êm dịu yên tĩnh tự nhiên.
Ánh sáng chói có tính chất kích thích sự hưng phấn vui tươi.
Ánh sáng vàng tạo cảm giác ấm cúng, thân mật ,nhiệt tình, ánh sáng xanh tạo không gian êm dịu yên tĩnh nhưng lạnh.
Ánh sáng gam nóng có tác dụng tăng cường độ các màu đỏ, vàng, cam và làm trung hoà các màu xanh tím. Anh sáng gam lạnh có tác dụng ngược lại .
Cuối cùng cần nhắc lại rằng tác động của màu sắc lên con người rất phức tạp và không phải ở mọi người mọi lứa tuổi

Theo http://keylighting.tk/

KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:       www. keylighting.tk

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

9 loại chiếu sáng thông dụng trong nội thất

 Lighting Inspiration
tham khảo




Chiếu sáng là một phần then chốt trong bất cứ một ngôi nhà tiện nghi nào. Ngoài việc cho phép bạn di chuyển xung quanh an toàn vào ban đêm, ánh sáng còn tạo một cảm xúc nào đó cho căn phòng của bạn. Trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số mô tả về những thuật ngữ thông dụng dùng trong chiếu sáng cũng như minh họa một số không gian được thiết kế chiếu sáng khá xuất sắc.
Lighting is a key element of any comfortable home. In addition to enabling you to move around safely at night, on a decoration level, lighting gives mood to your room. In this post, we will give you a description about the common terms used in lighting also feature some brilliantly lit bedrooms.
1. Chiếu sáng môi trường (CSMT) | Ambient Lighting
CSMT thường được cung cấp bởi một đèn trần và cường độ của nó có thể được kiểm soát bởi một thiết bị chuyển mạch nhẹ (dimmer). Cần lưu ý rằng những đèn CSMT không cho bóng đổ sắc nét.
a1-495x396
Ambient Lighting is normally provided by a ceiling light and their intensity can be controlled with dimming switches. Care should be taken that ambient lights do not produce sharp shadows.
2. Chiếu sáng gián tiếp (CSGT) | Concealed Lighting
CSGT liên quan đến việc che giấu hoàn toàn thiết bị chiếu sáng và chỉ có ánh sáng là có thể được nhìn thấy (ẩn đèn và cho ánh sáng hắt, dạ ra từ một khe nhỏ trên trần hoặc tường). CSGT cho ánh sáng dịu và không tạo bóng đổ. CSGT có thể được dùng để làm CSMT như đã đề cập ở trên.
a2-332x500
Concealed lighting involves complete hiding of light fixtures and only the light and not the fixture is visible. Concealed lighting can be used to provide above mentioned ambient lighting.
3. Đèn chiếu xuống (ĐCX) | Down Lights
ĐCX được sử dụng trong thiết kế cho ánh sáng chiếu xuống, nó được gắn trên trần, tường và có thể xoay. Nó có thể không âm trần. Nó cho ánh sáng tỏa đều xuống một vùng (khác spot light chỉ tập trung vào một vật thể, hay một chi tiết nhỏ).
a3
Down lights are used to project the light downards, they may take the shape of celing fixtures or fall fittings.
4. Đèn âm trần (ĐAT) – Đèn mắt ếch Recessed Lighting
ĐAT là loại đèn nằm trong mặt phẳng trần và chỉ được nhìn thấy một điểm sáng tròn từ bên dưới. Đèn âm trần cần một trần giả (thạch cao) để những cái đèn có thể được gắn lên. Tính chất ánh sáng cũng giống như ĐCX.
a5
Here the lighting is recessed in the ceiling and the fixtures are only partially visible. Recessed lighting usually required a false ceiling to enable the lights to be recessed.
5. Chiếu sáng điểm (CSĐ) | Spot Lights
CSĐ cho ánh sáng tập trung trực tiếp đến những vị trí đặc biệt trong phòng và thường được dùng để hướng sự chú ý lên những vật thể trọng tâm hoặc những không gian đặc biệt.
a7-495x495
Spot lights direct light to specific points inside the room and they are used to focus attention on particular spaces or objects.
6. Đèn mặt dây chuyền (ĐMDC) | Pendant Lights
ĐMDC được treo trên trần bởi một (hoặc hai) dây kim loại và có thể bao gồm nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu giấy, hình hộp,… hoặc đèn chùm.
a4
They are suspended from the celing by a wire and can take a variety of shapes including paper sphere type lights or chandliers.
7. Đèn thả chìm nổi (ĐTCN) – Đèn treo | Rise and Fall Lighting
Độ cao của ĐTCN có thể được điều chỉnh theo như ý muốn và chúng thường được treo trên trần tại vị trí bàn ăn.
a6
The height of the lighting can be adjusted as desired and they are commonly used over the top of a dining table.
8. Đèn chiếu lên (ĐCL) | Up-Lights
ĐCL có thể được gắn trên tường hay đặt đứng trên sàn nhà và được dùng để tạo nên một chùm ánh sáng hướng lên trên, thường là để phản chiếu ánh sáng lên trần nhà để nhấn mạnh độ cao của không gian.
a8
They can either be wall mounted or floor standing and are used to cast a light beam upwards usually to reflect the light off the ceiling.
9. Đèn tường (ĐT) | Wall Lights
ĐT được dùng để tạo chùm sáng từ dưới lên hoặc từ trên xuống và do chúng được gắn vào tường nên chúng chiếm ít không gian hơn là những đèn đứng trên sàn nhà.
a9-355x500
Wall lights are used to cast light either upwards or downwards and as they are fixed on the wall they take less space.




KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:       www. keylighting.tk

Sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất nhà ở gia đình

Ánh sáng sử dụng trong việc trang trí nội thất bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên được cung cấp chủ yếu thống qua hệ thống cửa, bởi vậy người thiết kế, ngay từ bước đầu tiên phải nghiên cứu yếu tố tự nhiên của khu đất xây dựng về hướng đất, hướng ánh sáng tự nhiên, hướng gió để từ đó có được sự bố trí hợp lý về thông thuỷ. Tạo cho ngôi nhà có được sự thông thoáng và có được ánh sáng tự nhiên một cách hài hoà, khoa học.


Ánh sáng, điều kỳ diệu của thiên nhiên đã ban tặng cho cuộc sống và chỉ có ánh sáng mới giúp chúng ta thấy được mọi vật được hiển hiện như thế nào. Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển thì việc sử dụng ánh sáng phục vụ cho cuộc sống ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Ở một phương diện nào đó, việc sử dụng ánh sáng đã trở thành một thứ nghệ thuật, nghệ thuật chiếu sáng.

Để nói về việc sử dụng ánh sáng như thế nào là một điều rất rộng và bao trùm, ở đây chúng tôi chỉ nói đến việc sử dụng ánh sáng trong góc độ trang trí nội thất nhà ở gia đình, và như vậy, đã cũng có rất nhiều điều đáng phải lưu tâm. Là cả một quá trình tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo của các chuyên gia thiết kế nội thất

 Thiết kế nội thất
Một công trình dù hoành tráng đến đâu, được thiết kế, trang trí chi tiết tỉ mỉ công phu đến đâu mà không quan tâm đến việc bố trí ánh sáng ngay từ đầu có thể dẫn đến những phản ứng đi ngược lại với ý muốn. Và sau này khi muốn có những sửa chữa thay đổi thì cũng là vấn đề rất khó khăn và phức tạp không phải ngày một ngày hai mà làm được vì chúng liên quan đến hệ thống đường điện âm tường.
 Thiết kế nội thất
Ánh sáng sử dụng trong việc trang trí nội thất bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên được cung cấp chủ yếu thống qua hệ thống cửa, bởi vậy người thiết kế, ngay từ bước đầu tiên phải nghiên cứu yếu tố tự nhiên của khu đất xây dựng về hướng đất, hướng ánh sáng tự nhiên, hướng gió để từ đó có được sự bố trí hợp lý về thông thuỷ. Tạo cho ngôi nhà có được sự thông thoáng và có được ánh sáng tự nhiên một cách hài hoà, khoa học.
 Thiết kế nội thất
Đối với ánh sáng nhân tạo, chủ yếu sử dụng hệ thống đèn điện, hiện nay trên thị trường các loại đèn nội thất rất phong phú và đa dạng về kiểu cách, chất lượng cũng như về cường độ. Tuy nhiên chúng ta phải có được một sự nghiên cứu bố trí một cách khoa học cũng như có được sự sáng tạo riêng cho từng căn phòng của mỗi ngôi nhà kết hợp với yếu tố tâm sinh lý, sở thích của người sử dụng.
 Thiết kế nội thất
Chúng ta cũng lưu ý, Ánh sáng là một công cụ rất đắc lực để có những giải pháp làm giảm bớt đi những nhược điểm của căn phòng cũng như làm tôn lên rất nhiều những vẻ đẹp, những điểm nhấn của căn phòng. Việc bố trí vị trí và hướng chiếu sáng một cách khéo léo sẽ che lấp được những góc, những đường nét hoặc một không gian nhược điểm. Mặt khác, những hướng chiếu sáng đó sẽ đồng thời làm nổi bật những vẻ đẹp, những góc trang trí của căn phòng.
 Thiết kế nội thất
Việc bài trí ánh sáng nội thất như hiện nay thường kết hợp sử dụng các bóng đèn chiếu sáng bao phủ và các bóng đèn chiếu tập trung. Các bóng đèn bao phủ sẽ cung cấp ánh sáng cho lan tỏa cho toàn bộ căn phòng, điều quan trọng nhất là ánh sáng bao phủ phải đủ để đảm bảo sinh hoạt chung. Ánh sáng quá thiếu hoặc quá thừa sẽ rất có hại cho mắt và luôn gây cảm giác khó chịu. Các căn phòng tương đối lớn có thể sử dụng nhiều bóng đèn loại vừa chiếu hắt từ trên trần xuống. Hoặc cũng có thể sử dụng một bóng đèn trùm ở trung tâm kết hợp với các bóng nhỏ, rời được bố trí trên trần hoặc tường nhà trên góc cao. Còn đối với các phòng có diện tích nhỏ, nên sử dụng các bóng đèn neon, sử dụng đèn chùm quá lớn sẽ gây cảm giác chướng mắt và nóng.   
 Thiết kế nội thất
Về việc sử dụng các bóng đèn chiếu sáng tập trung, ở đây chủ yếu được sử dụng vào việc trang trí. Các bóng đèn loại này rất phong phú, đa dạng, được sử dụng một cách linh hoạt, mang tính chất sáng tạo và nghệ thuật rất cao. Chúng được bố trí chiếu hắt vào các bức tranh treo tường, các góc, các mảng trang trí cũng như ở các tiểu cảnh, tạo được ánh sáng tập trung vào các điểm nhấn của căn phòng, làm các điểm đó được nổi bật vẻ đẹp của chúng. Mặt khác, sử dụng những bóng đèn chiếu sáng tập trung sẽ tạo ra những bóng đổ, hoặc kết hợp với ánh sáng phản xạ của những chiếc gương, kính, hoặc những đồ vật có độ bóng cao sẽ làm căn phòng có được vẻ lung linh huyền ảo, sinh động.
 Thiết kế nội thất
Tuỳ theo công năng của từng căn phòng mà nên sử dụng những loại đèn cho phù hợp. Phòng khách có thể sử dụng cường độ ánh sáng mạnh hơn, nhiều bóng hơn các phòng khác. Phòng ngủ nên sử dụng những ánh sáng dịu, những điểm nhấn nhẹ nhàng với những bóng đèn ngủ, đèn bàn tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái. Phòng ăn thường dùng những bóng đen có mang màu vàng ấm, màu sắc này sẽ tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
 Thiết kế nội thất 
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều các bóng đèn trong một căn phòng, làm rối rắm không gian kiến trúc, có thể làm tăng nhiệt độ trong căn phòng, tạo cảm giác bất an không thoả mái. Ngược lại, việc bố trí quá ít các bóng đèn sẽ làm cho căn phòng trở thành đơn điệu, tạo cảm giác nhàm chán.
 Thiết kế nội thất
Tóm lại, tuỳ vào đặc điểm của từng ngôi nhà, từng căn phòng mà ta có được những sự bố trí, bài trí một cách khác nhau một cách hoa học và hợp lý, thêm vào đó những ý tưởng sáng tạo của người thiết kế, phù hợp với tính cách, sơ thích của người sử dụng. Tạo cho căn phòng có được vẻ đẹp riêng, với những cảm giác thỏa mái và thư thái, xứng đáng với tổ ấm của mình vậy.
Theo Keylighting.tk

KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:       www. keylighting.tk

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Tìm hiểu lợi ích ứng dụng công nghệ đèn led chiếu sáng dân dụng.


Những tính chất riêng có đã quy định đặc thù của công nghệ đèn LED và tạo nên những ưu điểm khiến LED đánh bại bất cứ công nghệ chiếu sáng nào đã từng tồn tại.


Tiêu thụ điện năng thấp so với ánh sáng thông thường. Tiết kiệm mức thấp nhất, hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa tiết kiệm khoảng 80% điện so với đèn chiếu sáng thông thường.

Thân thiện với môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ tia hồng ngoại, phát nhiệt của ánh sáng thấp, không chứa thuỷ ngân và những chất có hại…, không gây ô nhiễm môi trường. Giảm thiểu tối đa việc sử dụng chì cho các mối hàn, ít nhất thì người dùng cũng sẽ an tâm hơn hẳn khi giảm được 1 phần tác hại không mong muốn của các vật dụng luôn theo sát bên mình trong khi làm việc hay giải trí.

Nhiệt độ làm việc thấp: Nhiệt độ làm việc của bóng đèn LED cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5 – 8oC, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông thường là khoảng 13 – 25oC.

Tuổi thọ cao: Vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng liên tục, theo lý thuyết thì có thể lên tới 100,000 giờ tương đương khoảng 11 năm).

Ứng dụng vào chiếu sáng của đèn led:
- Chiếu sáng lắp đèn trần nhà
- Trường học, bệnh viện
- Phòng hội nghị, phòng họp, phòng trưng bày sản phẩm
- Tổ hợp thương mại
- Nhà xưởng, văn phòng
- Siêu thị
- Nhà ở, cơ quan
- Chiếu sáng & trang trí Nhà hàng/khách sạn/quán bar – café
- Trang trí sân khấu, trang trí dưới nước
- Chiếu sáng đô thị, đường phố

Hiện nay tại VN thị trường đèn chiếu sáng led cũng đã dần thay thế tại những trung tâm thương mại, siêu thị, quán bar, nhà hàng hay các tổ hợp thương mại cao cấp hoặc ngay cả những chỗ cần sự ổn định về ánh sáng, màu sắc để học tập - làm việc - nghiên cứu. Tuy nhiên để là người tiêu dùng thông thái chọn lựa được sản phẩm với chất lượng thực sự thì còn gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam, khi mà các sản phẩm chiếu sáng TQ còn tràn lan trên thị trường với giá rẻ.


Keylight Vietnam với đội ngũ cán bộ, nhân viên và chuyên viên trẻ, năng động được đào tạo bài bản, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng sự chọn lựa hiệu quả nhất trong lĩnh vực hoạt động .

- Sản xuất và phân phối đèn Led chiếu sáng, đèn năng lượng mặt trời.
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt chiếu sáng các công trình công cộng, dân dụng sử dụng công nghệ chiếu sáng sáng Led, năng lượng mặt trời.
- Hoạt động dịch vụ, thiết bị hỗ trợ chiếu sáng nhà thông minh.

KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:   http://keylightvn.mov.mn

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Hòn đá thề thiêng liêng ngàn năm trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất

Thật tình cờ tôi đọc được bài này, tôi thấy vô cùng ngạc nhiên cùng với sự phẫn lộ trước những gì xảy ra theo bài báo này. Xin ghi lại vào đây để được coi như một bản lưu cho chính mình trước hồn thiêng Đất Việt. 

Nhưng cũng có một câu hỏi đặt ra là trong bài có viết là Ông Nguyễn Ngọc Dũng đã phát hiện từ cuối năm 2012 mà mọi thông tin không nói ra lúc đó nhỉ? 

Xin trích nguyên bài:

Hòn đá thề thiêng liêng ngàn năm trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất

Đăng ngày: 25/05/2013 08 giờ 14 bởi admin
Thưa ông, chúng tôi được biết ông là người biết được nhiều bí mật nhất về chuyện hòn đá thề trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất, việc này về mặt tâm linh theo ông sẽ có ảnh hưởng thế nào?

Đầu tiên tôi muốn nhắc tới việc hòn đá thiêng, đá thề ngàn năm, trường tồn cũng lịch sử, mang linh khí của trời đất Việt, tích tụ tâm nguyện của nhiều đời Vua hiền tại của đất nước, bỗng nhiên biến mất, bị “phế truất” một cách vô lý vì một mục đích nào đó không thể hiểu được và không thể chấp nhận được, thay thế vào đố là một hòn đá khác kích thước to cao hơn, bóng bẩy hơn, hoành tráng hơn, đắt tiền hơn. Mạch nguồn năng lượng nghìn năm bị chặt đứt, phá bỏ một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, tùy tiện, vậy liệu có ai đặt vấn đề hậu quả của việc này ra sao, ai phải chịu trách nhiệm này trước lịch sử và công luận.



Vốn là kiến trúc sư  có đôi chút kiến thức về phục hồi di tích cổ, khi còn công tác tại trung tâm tu sửa phục hồi di tích Bộ văn hóa và thực tập kiến trúc cổ tại Ba Lan, tôi cứ phân vân suốt mấy tháng trời có nên viết ra sự thật này không, liệu có lợi gì và có hại gì cho cái chung, nhất là trong giai đoạn Unesco đang xem xét để công nhận lễ hội và di tích Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.



Đến nay khi niềm vui đón nhận danh hiệu đã  tạm lắng xuống, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA và một vị nguyên là phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ khuyến khích, động viên tôi hãy nói ra sự thật cho mọi người biết và để cảnh tỉnh, rút kinh nghiệm cho những ai thiếu hiểu biết, can thiệp tùy tiện, làm mất đi giá trị lịch sử và tâm linh của di tích.

Cột đá thề cũ



Câu chuyện được bắt đầu từ năm 2007 khi tôi được bác Quế nguyên Tổng giám đốc nhà máy giấy Bãi Bằng và bác Thái cán bộ đã nghỉ hưu của nhà máy mời về dạy một lớp Thái cực quyền cho câu lạc bộ dưỡng sinh sức khỏe của nhà máy giấy Bãi Bằng. Lớp học kết thúc tốt đẹp sau hai tháng rèn luyện. Sau buổi tổng kết long trọng bác Quế có mời đoàn Hà Nội giao lưu cùng câu lạc bộ và dã ngoại hành hương lên lễ Đền Hùng. Đoàn chúng tôi khoảng năm mươi người leo dốc đá lên đến Đền Thượng thì nghỉ chân để chuẩn bị vào lễ. Đang ngồi nghỉ tôi cảm thấy như có lực hút rất mạnh ở phía sau lưng ( cũng xin nói thêm tôi là người luyện tập võ thuật,khí công, thiền khoảng ngót ba mươi năm và là giám đốc trưởng môn dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Tâm Khí Việt thuộc liên hiệp khoa học UIA). Tôi phát hiện lực hút này từ một tảng đá cao chừng 1.6 mét , ở phía trước tảng đá có bệ thờ đặt bát hương. Tôi gặp vị thủ từ hỏi nguồn gốc hòn đá. Ông nói đó là hòn đá thiêng, đá thề có từ xưa, tục truyền từ thời vua Hùng, các vị vua hàng năm đều tới đứng trước hòn đá thiêng này cầu cho quốc thái dân an và thề với trời đất nguyện dốc lòng xây dựng đất nước phồn vinh. Tôi thực sự ngưỡng mộ và cảm nhận năng lượng linh thiêng của tảng đá tiếp nối khí thiêng của trời đất Việt, chứng kiến biết bao thăng trầm qua hàng ngàn năm lịch sử. Tôi chợt nghĩ hòn đá này mang dương khí trên đỉnh núi, tích chứa năng lượng sung mãn của trời đất có thể chữa được các bệnh nên đã nói với mọi người trong đoàn :




- Hôm nay chúng ta có duyên ngày lành tháng tốt ai có bệnh gì nhất là những bệnh hàn lạnh, trầm uất, trệ khí thì xin mọi người đứng trước tảng đá này tôi sẽ dùng khí công nối với năng lượng của tảng đá mang nhiều dương khí để cân bằng âm dương cho cơ thể giúp người đó có thể chữa được bệnh.



Lần lượt cả đoàn cứ hai người một tiến tới áp tay vào tảng đá và kỳ diệu thay mọi người đều cảm thấy nhận được khí, dễ chịu, thoải mái, hết mệt mỏi…Trong số đó có bác Khánh người ở phố Hà Trung- Hà Nội đang bị viêm xoang cấp tính sổ mũi và sổ cả máu, thế mà sau năm phút bác thấy khỏi đau, khô mũi, cảm giác như không còn bệnh xoang ( sau này về Hà Nội khoảng bốn tháng sau tôi gặp lại bác Khánh, bác có nói : Kỳ diệu thật tôi chữa mãi không khỏi bệnh xoang lâu năm rồi thế mà sau chuyến đi đó tôi khỏi hẳn không thấy bị lại)

Mọi người đều tỏ thái độ cung kinh, ngưỡng mộ trước hòn đá thiêng trên đỉnh núi Đền Thượng. Coi đó là biểu tượng, là thông điệp, là năng lượng của người xưa gửi gắm đến con cháu mai sau tiếp nối xây dựng tổ quốc vững bền, dân giàu, nước mạnh như ý chí của các vua Hùng.

Thế rồi bẵng đi gần sáu năm sau, cuối năm 2012 tôi mới có dịp quay trở lại Đền Hùng với trạng thái háo hức phấn khích muốn giới thiệu với mấy người bạn thân về năng lượng kỳ diệu của hòn đá thề thiêng này. Thế nhưng thật hụt hẫng khi leo đến đỉnh Đền Thượng, nhìn vào vị trí hòn đá thiêng xưa, nay đã sừng sững một hòn đá hoa cương, màu sẫm được mãi nhẵn bóng lộn cao khoảng ba mét, hòn đá mang chất liệu và màu sắc chẳng liên quan, ăn nhập gì với toàn cảnh và núi đá xung quanh, trông phô trương, lạc lõng, vô vị. Tôi áp bàn tay vào tảng đá cảm nhận thấy năng lượng yếu ớt, lãnh lẽo. Tôi tìm người giữ đền cũ nhưng không gặp, hỏi một nhân viên khu di tích thì được biết là hòn đá cũ đã bị dời đi thay thế bằng hòn đá mới này, tôi vội hỏi :

- Vậy hòn đá cũ đâu rồi?

Thì anh ấy trả lời :

-  Hình như được đưa vào bảo tàng dưới chân núi.

Tôi xuống bảo tàng dưới chân núi hỏi thì họ bảo : Không biết. Chúng tôi ra về trong trạng thái thất vọng, buồn phiền và bứt rứt không yên.

photo
Phục dựng "Cột đá thề" mới bằng mã não, dạng phong thủy

Về Hà Nội tôi có kể chuyện này với một số người bạn và học trò với tâm trạng rất phiền não, thật may có một học viên là cô Tố Tâm chuyên viên cao cấp của Bộ ngoại giao, cô Tâm hỏi cặn kẽ về sự việc và lập tức gọi điện cho ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trường Bộ ngoại giao, người đang chỉ đạo việc lập hồ sơ giai đoạn cuối để Unesco công nhận di tích và lễ hội Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Sơn đã gọi điện ngay cho Ủy bản nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ, họ nói đã tiếp nhận thông tin của tôi và họ mời tôi lên để xem xét xử lý việc này. Tôi mừng quá hẹn cùng đi với đoàn Bộ ngoại giao do ông Sơn trực tiếp làm trưởng đoàn. Cô Tố Tâm còn mời cả một nhà ngoại cảm là “ Thầy Cường” ở Cầu Diễn cùng đi.



Chúng tôi đến UBND tỉnh Phú Thọ tại thành phố Việt Trì vào buổi chiều, các anh lãnh đạo tỉnh tiếp đón và mời chúng tôi ăn tối trước rồi lên Đền Hùng. Nhưng tôi và thầy Cường đề nghị đi làm việc luôn vì rất sốt ruột. Khi lên đến Đền Thượng chúng tôi thấy trước tảng đá hoa cương bóng lộn họ đã chuẩn bị một đàn lễ long trọng. Chờ một lúc thì đông đủ cả, từ  vị chủ tịch tỉnh,các vị phó chủ tịch đến chánh  văn phòng, cùng một số cản bộ ủy ban, cả bà phó chủ tịch tỉnh phụ trách Văn xã vừa mới về hưu cũng có mặt, đoàn Bộ ngoại giao có thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và các cán bộ chuyên viên thuộc Unesco Việt Nam.



Nhưng một lần nữa chúng tôi hoàn toàn thất vọng vì các vị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ nói rằng :

-  Chúng tôi mời các thầy lên đây cùng làm lễ với một vị “pháp sư” của Phú Thọ là “ Thầy Minh Thông”.

Và giới thiệu “Thầy” rất giỏi về phong thủy, trấn yểm năng lượng… Họ hỏi tôi có biết “Thầy Thông” không, tôi trả lời : Không biết ông ấy là ai và năng lực thế nào, mặc dù tôi là phó Tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA, nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu ứng dụng các bộ môn khoa học về phong thủy, năng lượng cảm xạ, cảm ứng, dưỡng sinh, tâm linh ngoại cảm, nhưng tôi chưa nghe thấy “ Thầy Minh Thông” và công trình nghiên cứu khoa học tâm linh của ông bao giờ.

Lúc này Thầy Cường đề nghị sẽ dùng khả năng cảm xạ để nói chuyện với các Vua Hùng xem ý kiến của các vị thế nào và yêu cầu chỉ có bốn vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và tôi được vào hậu cung chứng kiến.

Sau khi thỉnh chuông làm lễ thầy Cường truyền đạt lại ý kiến của Vua Hùng vương thứ 6, đại ý là :

-  Hòn đá thiêng, đá thề nghìn năm đã bị đập vỡ, nó mang năng lượng ngàn xưa, nay thay vào hòn đá hoa cương, tuy đẹp và đắt giá nhưng chẳng có năng lượng gì. Và vì phá vỡ hòn đá thiêng nên đứt mạch, mấy năm qua đất nước và tỉnh nhà có nhiều chuyện xảy ra.( cho phép tôi không nói rõ cụ thể xảy ra việc gì vì không cần thiết nói ở đây)

Làm lễ xong chúng tôi ra ngoài, tôi hỏi thẳng cách giải quyết của lãnh đạo tỉnh về việc này, vị phó chủ tịch phụ trách văn xã mới về hưu thanh minh rằng :

-  Hòn đá mới thay thế là hòn đá hoa cương mang nhiều năng lượng hơn đã được “Thầy Thông” kiểm chứng, vả lại hòn đá cũ cũng chưa chắc là từ nghìn xưa, hình như trước đây mấy chục năm ai đó mới đặt lên thờ mà thôi, mặt khác đây là dự án của Trung ương do Bộ văn hóa chỉ đạo, thứ trưởng Bộ văn hóa Lưu Trần Tiêu trực tiếp là chủ tịch hội đồng khóa học chủ trì, nên bây giờ muốn thay lại hòn đá cũ cũng không được. UBND tỉnh không có quyền hạn, phải hội đồng khoa học Bộ văn hóa mới có quyền.

Thấy cách trả lời loanh quanh và không thuyết phục như vậy, tôi quay sang nói với thầy Cường :

- Thôi chúng ta đi về, có nói cũng không giải quyết được việc gì. Nếu ở lại tham dự lễ với “pháp sư” Minh Thông thì mặc nhiên chúng ta đồng lõa, công nhận việc làm này là đúng.

Sau đó chúng tôi về Hà Nội luôn không kịp cả ăn tối.

Sự việc trên xảy ra thực sự làm cho tôi cảm thấy bị sốc, thất vọng và mất niềm tin, không hiểu những người có trách nhiệm suy nghĩ gì khi triển khai xử lý công việc một cách tùy tiện như vậy, đặc biệt là với một di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng của đất nước như  Đền Hùng. Tôi cũng liên tưởng tới nhiều việc gần đây vì lý do nào đó, động cơ nào đó người ta không ngần ngại xúc phạm tới các di tích lịch sử như việc chính quyền địa phương cho phép tháo dỡ chùa Trăm gian cổ xưa  và tùy tiện xây dựng chùa Trăm gian mới bất chấp giá trị kiến trúc, giá trị lịch sử của di tích đã được xếp hạng Quốc gia.

Đồi với sự việc hòn đá thiêng ở Đền Hùng tôi mong muốn rằng các nhà chức trách trả lời cho công luận được biết :

Hòn đá thề thiêng liêng nay ở đâu? Có còn trong bảo tàng hay đã bị phá vỡ nát rồi.
Ai phê duyệt chủ trương thay thế hòn đá hoa cương mới vào vị trí của hòn đá thề và lý do tại sao.
Phương án giải quyết cụ thể : Nên thay trả lại hòn đá cũ( nếu còn) hay giữ nguyên hòn đá mới. Nếu để hòn đá mới thì phải ghi rõ văn bia đây là hòn đá mới thay thế vào vị trí cũ của hòn đã thiêng đá thề xưa và lý do tại sao thay thế.

Thiết nghĩ cần phải làm nghiêm chỉnh và rõ rằng sự việc này để làm gương cho mọi người, cần tôn trọng di tích lịch sử và truyền thống văn hóa.

Thông qua vụ việc này chúng tôi còn muốn mọi người phải cảnh tỉnh với tình trạng xây dựng, tôn tạo các công trình tín ngưỡng một cách tùy tiện, qui mô hoành tráng thái quá, phí phạm tiền của của nhân dân một cách vô ích trong khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn vấn đề các địa phương thi nhau tổ chức các lễ hội rất tốn kém, kêu gọi đóng góp công đức của người dân vào những việc không thiết thực cho đời sống dân sinh và văn hóa.

Đó là những vấn đề mà mỗi chúng ta nên tham gia đóng góp ý kiến để làm trong sạch môi trường văn hóa tâm linh của đất nước.
- Vâng xin cám ơn ông.

Trưởng môn Nguyễn Ngọc Dũng

Học viện dưỡng sinh tổng hợp Tâm Khí Việt

tamkhiviet.com
KEYLIGHT VIET NAM
Hotline: (+84)093 619 59 62
Email:     Keylight.vn@gmail.com                    
Web:       www. keylighting.tk